-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
CÔNG DỤNG NƯỚC MANG TÍNH AXIT MẠNH pH 2.5 TỪ MÁY KANGEN
Ngày đăng: 12/11/2021
CÔNG DỤNG CỦA NƯỚC pH 2.5 TỪ MÁY ĐIỆN GIẢI KANGEN NHƯ THẾ NÀO ?
Nước có tính axit mạnh có độ pH khoảng 2.5 ~ 2.7 là loại nước kháng khuẩn và chống nấm mạnh nhất của Kangen. Loại nước này có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng và an toàn mà không cần sử dụng các hóa chất mạnh. Nước có tính axit mạnh sẽ trở thành chất thay thế tự nhiên cho các chất tẩy rửa mạnh mà bạn hiện đang sử dụng xung quanh nhà. Đây là một giải pháp tự nhiên, mạnh mẽ và tiết kiệm chi phí để làm sạch mạnh.
Để kiểm tra về khả năng diệt khuẩn từ nước pH2.5, mời bạn xem kết quả thử nghiệm được kiểm tra tại viện Pasteur đối với thử nghiệm chế phẩm diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.
Cùng tìm hiểu về 1 số loại loại vi khuẩn như sau sau khi thử nghiệm cùng khả năng diệt khuẩn từ nước pH2.5 với tỷ lệ diệt khuẩn lên đến 99,99%
Với kết quả này cho thấy sự hiệu quả của nước pH2.5 từ máy Kangen trong việc sát khuẩn. Ngoài chế độ nước pH2.5, máy Kangen còn chế xuất ra 6 loại nước có độ pH khác nhau cho nhiều mục đích sử dụng. Là giải pháp toàn diện cho ứng dụng nguồn nước tốt cho sức khỏe.
► Pseudomonas aeruginosa (hay còn gọi là Trực khuẩn mủ xanh) là một vi khuẩn phổ biến gây bệnh ở động vật và con người. Nó được tìm thấy trong đất, nước, hệ vi sinh vật trên da và các môi trường nhân tạo trên khắp thế giới. Vi khuẩn không chỉ phát triển trong môi trường không khí bình thường, mà còn có thể sống trong môi trường có ít khí oxy, và do đó có thể cư trú trong nhiều môi trường tự nhiên và nhân tạo. Vi khuẩn này dinh dưỡng bằng rất nhiều các hợp chất hữu cơ; ở động vật, nhờ khả năng thích ứng vi khuẩn cho phép nó lây nhiễm và phá hủy các mô của người bị suy giảm hệ miễn dịch. Triệu chứng chung của việc lây nhiễm thông thường là gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan thiết yếu của cơ thể như phổi, đường tiết niệu, và thận, sẽ gây ra những hậu quả chết người vì vi khuẩn này phát triển tốt trên các bề mặt bên trong cơ thể. Vi khuẩn cũng được phát hiện trên các dụng cụ y khoa bao gồm catheter, gây ra nhiễm khuẩn bệnh viện và phòng mạch. Đây cũng là nguyên nhân gây ra viêm chân lông.
Là một mầm bệnh cơ hội gây nhiễm trùng bệnh viện tấn công các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, P. aeruginosa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, các vết bỏng, vết thương, và còng gây ra nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng bệnh viện | Các triệu chứng chi tiết và liên kết thông thường | Các nhóm nguy cơ cao |
Viêm phổi | Diffuse bronchopneumonia | Bệnh nhân xơ nang |
Nhiễm trùng huyết | Associated with skin lesion ecthyma gangerenosum | Bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính |
Nhiễm trùng đường niệu | Urinary tract catheterisation | |
Gastrointestinal infection | Necrotising enterocolitis (NEC) | NEC especially in premature infants and neutropaenic cancer patients |
Nhiễm trùng da và mô mềm | Xuất huyết và hoại tử | Các bệnh nhân bỏng bị nhiễm trùng vết thương |
► Staphylococcus aureus hay Tụ cầu vàng là một loài tụ cầu khuẩn Gram-dương hiếu khí tùy nghi, và là nguyên nhân thông thường nhất gây ra nhiễm khuẩn trong các loài tụ cầu. Nó là một phần của hệ vi sinh vật sống thường trú ở da được tìm thấy ở cả mũi và da. Khoảng 20% dân số loài người là vật mang lâu dài của S. aureus[1] và tỉ lệ có thể lên tới 80% đối với những người làm việc ở các cơ sở y tế, những người sử dụng kim tiêm thường xuyên (như bệnh nhân tiểu đường), bệnh nhân nằm viện và những người có hệ miễn dịch suy yếu [2]. Sắc tố carotenoid staphyloxanthin làm nên tính chất màu vàng của 'S. aureus', vốn có thể thấy được từ các khóm cấy trên thạch của vi khuẩn này. Sắc tố đóng vai trò là một tác nhân độc hại có tính chất chống oxy hóa giúp cho vi sinh vật không bị chết bởi các chủng oxy gây phản ứng được sử dụng bởi hệ thống miễn dịch. Các tụ cầu thiếu sắc tố sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể ký chủ.
Tụ cầu có thể gây ra rất nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau. Triệu chứng điển hình của nhiễm tụ cầu trên da là bệnh chốc lở (Impetigo) và hình thành những ổ áp-xe chứa đầy mủ, sưng đau và tấy đỏ, và thường là kèm theo chảy mủ. Nếu tụ cầu xâm nhập vào máu (gây nhiễm khuẩn huyết), các triệu chứng sẽ bao gồm sốt, ớn lạnh và hạ huyết áp. Những phụ nữ cho con bú có thể bị nhiễm một bệnh do tụ cầu gọi là chứng viêm vú, có thể đưa vi khuẩn vào sữa mẹ. Tụ cầu phải khi xâm nhập vào phổi có thể gây viêm phổi, khi vào xương nó có thể gây viêm tủy xương. Nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng cũng có thể gây nhiễm trùng ở tim và van tim (viêm cơ tim). Nếu tụ cầu lưu thông trong máu, nó có thể được chuyển đến các hệ cơ quan trong cơ thể và gây các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng (nhiễm khuẩn huyết), có thể dẫn tới sốc hay suy đa phủ tạng và gây tử vong.
Mọi người có thể bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải những thức ăn bị nhiễm tụ cầu vàng SA, khiến người bệnh bị nôn mửa dữ dội và có thể bị sốt. Những thực phẩm dễ bị nhiễm tụ cầu vàng nhất bao gồm trứng, thịt gia súc, gia cầm, salad (gồm trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây, mỳ ống), các loại bánh nướng có kem và các sản phẩm từ sữa.
Khuẩn tụ cầu vàng có thể lây lan một cách dễ dàng và nhanh chóng giữa người với người thông qua những tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, chạm vào các đồ vật nhiễm khuẩn như tay nắm cửa, các vật dụng công cộng như ở phòng gym v.v.. và qua hít phải các hạt nước hắt hơi mang khuẩn, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
Staphylococcus aureus kháng methicillin (Methicillin-resistant Staphylococcus aureus hay là Multi-resistant Staphylococcus aureus, viết tắt MRSA) là chủng tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với những kháng sinh nhóm penicillin bao gồm methicillin, penicillin, amoxicillin và oxacillin, được coi là một loại "siêu vi khuẩn" vì hiện nay nó có khả năng đề kháng với rất nhiều loại kháng sinh mà trước kia có thể sử dụng để tiêu diệt MRSA trong các bệnh viện, trung tâm y tế.
Cách phòng tránh
Cách phòng tránh sự lây lan của vi khuẩn này là giữ vệ sinh, rửa tay kỹ với xà phòng hay chất diệt khuẩn trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh; làm sạch và tiệt trùng nhà bếp và khu vực ăn uống; khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60 độ C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4 độ C. Ngoài ra giữ sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với các bề mặt nhiều người sử dụng như các thanh tay vịn, các vòi nước, hoặc các tay nắm cửa, đặc biệt là trong bệnh viện và các khu cộng đồng. Tại các cơ sở y tế, bệnh nhân nên được tầm soát MRSA và nếu phát hiện thì họ cần được cách li để tránh lây lan cho mọi người.
► Klebsiella Pneumoniae là một loại thuộc nhóm vi khuẩn klebsiella, là một giống trực khuẩn không di động, Gram âm và có nhiều hình thể, đôi khi có hình dạng của cầu khuẩn, đôi khi có hình dạng dài, oxidase âm tính, có vỏ polysaccharide. Đây là một mầm bệnh thường trực với con người, các chủng Klebsiella gây ra nhiều chứng bệnh đặc biệt là viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng huyết, viêm cột sống dính khớp, và viêm mô mềm. Đây cũng là một mầm bệnh cơ hội, luôn trực chờ để tấn công khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu.
Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm klebsiella pneumoniae khác nhau vì vi khuẩn klebsiella pneumoniae có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau. Ví dụ như viêm phổi cộng đồng mắc phải, một loại phổ biến của nhiễm klebsiella pneumoniae, có thể dẫn đến tổn thương phổi và thậm chí tử vong trong những trường hợp nặng. Các dấu hiệu và triệu chứng sớm của tình trạng này bao gồm: sốt cao, ớn lạnh, các triệu chứng như cúm, ho với chất nhầy, khó thở...
Các loại nhiễm trùng klebsiella pneumoniae thông thường khác bao gồm nhiễm trùng đường máu, nhiễm trùng vết thương hoặc vết mổ, viêm màng não.
► Trực khuẩn gây bệnh listeria monocytogenes là vi khuẩn gram dương, hiếu kỵ khí tùy tiện, có khả năng di động, vi khuẩn không tiết ra ngoại độc tố nhưng có nội độc tố gây hoại tử. Chúng sinh phát triển ở nhiệt độ 1oC - 45oC, tốt nhất là khoảng 45oC và ở pH: 6-8, do đó nó có thể tồn tại thời gian dài trong môi trường, chúng bị tiêu diệt bằng phương pháp thanh trùng và nấu chín. Nó tồn tại rộng rãi trong tự nhiên đất, phân, động vật, rau hỏng, nước thải, sữa, phô mai và một số thực phẩm đóng hộp từ động vật không đảm bảo vệ sinh. Vi khuẩn listeria có trong nguồn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là một nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.
<Nguồn vi khuẩn từ Wikipedia & internet>